Văn khấn Rằm tháng 8 cổ truyền chính xác nhất

24/07/2020 09:07:38 | 1116 lượt xem

Trong văn hóa tâm linh người Việt, Rằm tháng 8 là một trong những ngày lễ lớn vô cùng quan trọng. Mọi người thường gọi là Tết Trung thu, Tết đoàn viên, sum họp của mọi thành viên trong gia đình. Cùng xemboivanmenh.com tìm hiểu nội dung bài văn khấn Rằm tháng 8 nhé.

Ý NGHĨA VĂN KHẤN RẰM THÁNG 8 CỔ TRUYỀN 

Theo tử vi chính xác, Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung thu, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 tính theo âm lịch hàng năm. Ngay tại thời điểm này, mặt trăng gần trái đất nhất, chiếu rọi khắp nhân gian. Khoảng thời gian này, người nông dân cũng vừa thu hoạch xong mùa vụ, tinh thần thoải mái để tổ chức lễ hội làng. 

Vào dịp Tết Trung thu, mọi người dâng bánh hình mặt trăng hiếu kính tổ tiên, sau đó cùng nhau quây quần, đoàn tụ, sum vầy thưởng thức thời khắc tuyệt diệu này. Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình cùng nhau quây quần ăn bánh đoàn viên, thưởng ánh trăng thu trong trẻo. Trong những ngày lễ âm lịch, Rằm tháng Tám được tổ chức gần như lớn nhất, tương đương với Rằm tháng Giêng và Rằm tháng Bảy. 

Trong ngày này, thiếu nhi được ba mẹ cho ra ngoài chơi. Các em làm lễ rước đèn, múa đầu lân, đầu sư tử, đánh trống nhộn nhịp cả xóm làng. Người lớn cũng hòa chung vào niềm vui ấy, xua tan đi mọi mỏi mệt, căng thẳng thường ngày về công việc, tình cảm.

MÂM LỄ CÚNG RẰM TRUNG THU

Rằm tháng 8, nhà nhà tận tay chuẩn bị lễ cúng dâng lên các vị tổ tiên, mời các ngài về hòa chung niềm vui với con cháu. Mâm cúng bao giờ cũng phải có hoa quả và các loại bánh. Theo lịch âm 2019, những loại bánh được dâng lên bàn thờ gia tiên trong ngày này bao gồm bánh nướng, bánh dẻo, bánh chuối, bánh cốm và các loại hoa quả mùa Thu như hồng, na, ổi, bưởi,… 

Văn khấn Rằm tháng 8 cổ truyền chính xác nhất

VĂN KHẤN RẰM THÁNG 8 CỔ TRUYỀN CHÍNH XÁC NHẤT

“Nam mô A-di-đà Phật!

Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật
– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là: ……………….
Ngụ tại: ……………
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!”.

Tết Trung thu là một trong những ngày lễ vô cùng ý nghĩa. Ngày này, những đứa con xa quê trở về thăm cha mẹ, bày tỏ lòng hiếu kính. Cả gia đình quây quần, đoàn tụ bên mâm bánh Trung thu tròn vành, thơm ngọt, cùng nhau thưởng thức ánh trăng sáng chiếu rọi. Theo các chuyên gia tử vi, ngày này, lòng thành của con cháu sẽ được tổ tiên chứng giám.

BÌNH LUẬN: