Văn khấn giỗ đầu cho người đã khuất chuẩn nhất

24/07/2020 09:07:35 | 1399 lượt xem

Văn khấn ngày giỗ đầu thay lời người trần gửi tới người đã khuất lòng xót thương vô hạn. Đây là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng văn hóa Việt Nam. Cùng xemboivanmenh.com tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé.

Ý NGHĨA NGÀY GIỖ ĐẦU CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT

Ngày giỗ đầu hay còn gọi là ngày tiểu tường. Đây là  ngày kỷ niệm, tưởng nhớ đầu tiên sau 1 năm người đó mất đi. Khoảng thời gian một năm ngắn ngủi chưa thể khỏa lấp sự mất mát, sự nhớ thương và nỗi đau vô hạn của con cháu, cha, mẹ,vợ chồng đối với người thân ruột thịt của mình.

Văn khấn giỗ đầu cho người đã khuất chuẩn nhất

Do vậy, ngày giỗ đầu vẫn được tổ chức trang nghiêm, bi ai, sầu thảm giống như ngày tang lễ. Nghĩa là con cháu đều có vận tang phục, khi thi hành lễ vẫn khóc sầu thảm như đưa đám, một số nhà có điều kiện còn thuê cả đội kèn chồng nữa.

Việc đọc văn khấn giúp truyền tải thông điệp của người còn sống đến người đã khuất. Thông qua những lời trong bài văn cúng khấn chính ngày giỗ đầu của con cháu, cha, mẹ mình mà những linh hồn được trở về nhà, nhận lễ cúng dường, thụ hưởng.

Đây được coi là ngày đầu tiên người âm tới một thế giới khác nên việc chu cấp cho họ những vật dụng như quần, áo , nhà cửa, tiền âm phủ,… là đặc biệt cần thiết. Con cháu nên chuẩn bị lễ mã như: Quần áo, chăn, màn, xe hơi, nhà cửa, tiền polime địa phủ, tiền dola địa phủ… hóa đốt cho người mất.

SẮM LỄ NGÀY GIỖ ĐẦU CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT NHƯ THẾ NÀO

Trong ngày giỗ đầu, con cháu nên chuẩn bị lễ mặn, hoa, quả, hương, phẩm oản, người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã, giấy mà còn cả các vật dụng như quần , áo, nhà cửa, xe cộ, mua thêm hình nhân giấy.

Theo tín ngưỡng, hình nhân được dùng để thế mạng. Nhưng hình nhân ở đây, với phép thuật của thuật của thầy phù thủy thì hình nhân bằng giấy khi đốt đi sẽ trở thành người hầu, kẻ hạ cho vong linh.

Sau khi nghi lễ kết thúc, mọi tiền vàng, giấy mã đều được hóa ngay. Nhưng đồ vàng mã đốt trong ngày Tiểu Tường còn được gọi là “mã biếu”. Gọi là mã biếu vì người ta nghĩ rằng những đồ mã này chỉ cúng cho vong linh người mất, tuy nhiên, người đó không được dùng mà phải mang đi cúng biếu.

VĂN KHẤN GIỖ ĐẦU CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT CHUẨN NHẤT

“Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là: …….. Tuổi ……….

Ngụ tại: …………….

Hôm nay là ngày …….. tháng ……… năm …….. (Theo âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của: …………….

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.

Thành khẩn kính mời: …………….

Mất ngày tháng năm (Âm lịch): …………….

Mộ phần táng tại: …………….

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!”

BÌNH LUẬN: