Văn khấn đi chùa và những điều cần lưu ý

24/07/2020 09:07:38 | 1109 lượt xem

Đi chùa là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Cứ đến mùng 1, ngày Rằm và các dịp lễ, Tết hàng năm, người dân ở khắp nơi trên mọi miền đất nước lại nô nức cùng nhau về chùa trẩy hội. Họ chuẩn bị chút lễ vật chay tịnh và bài văn khấn đi chùa để cầu cho năm mới bình an, may mắn. Cùng xemboivanmenh.com tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Ý NGHĨA ĐI CHÙA THEO PHONG TỤC VIỆT

Theo nếp xưa, người dân Việt thường đi chùa vào ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng và các ngày lễ Tết hàng năm. Mọi người thường tìm đến chùa cầu an mỗi khi gặp bế tắc, cần sự giải thoát hay cầu sức khỏe, lộc may cho gia đình trong khoảng thời gian sắp tới. Họ đến chùa với tấm lòng thành kính và tâm thiện lành, nương nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, cầu nguyện. 

ĐI CHÙA NÊN CẦU GÌ?

Mỗi mùa xuân sang, du khách bốn phương lại về cửa chàu lễ Phật. Các sư thầy đều dạy, tới chùa lễ chú trọng sám hối, ăn năn trước những lỗi lầm, cầu xin có cơ hội sửa chữa, hoàn trả sai trái để cầu xin có cơ hội làm việc thiện cứu người, giúp đời.

Nhiều người đến chùa thường cầu tài, cầu lộc, cầu tài chính, sự nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên cầu sức khỏe, an lạc, tâm hồn luôn sáng và thiện lành, khởi tâm cầu đạo, giác ngộ và kính tin phật pháp. Sau đó có thể ước nguyện công đức để hồi hướng cho những sai phạm của bản thân, cho người nhà,người đã khuất và các chúng sinh siêu thoát.

Các chùa đều tổ chức lễ cầu an cho mọi người vào mỗi dịp đầu xuân năm mới. Người dân đi lễ chùa nên cầu Phật gia hộ được bình an, công việc hanh thông, cầu phúc thiện, cầu sức khỏe cho bản thân và những người yêu quý. Tùy mỗi người mà có lời cầu khác nhau. Tuy nhiên vẫn nên có giới hạn.

Trong những ngày Rằm và mùng 1 hàng tháng, dân ta vẫn hay có tục đi chùa dâng hương, lễ Phật. Trong những ngày này, chúng ta chi nên đến trước ban Tam Bảo, cúi xin chư phật, chư bồ tát và các hiền thánh hộ độ cho được thiện duyên, may mắn, mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội, chúng sinh an lạc…

THỨ TỰ HÀNH LỄ KHI ĐẾN CHÙA

Văn khấn đi chùa và những điều cần lưu ý

Văn khấn đi chùa và những điều cần lưu ý

  • Đặt lễ vật: Trước hết, mọi người đến chùa đều phải lễ ban Đức Ông trước.
  • Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, nên đặt lễ lên hương án ở chính điện và thắp hương.
  • Sau đó, tín chủ ra gia nhà Bái Đường, thắp hương lên hương án trong khu đó. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
  • Lễ ở nhà Tổ được tạ sau cùng.
  • Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

VĂN KHẤN ĐI CHÙA CHUẨN NHẤT

Văn khấn ban thờ Đức Ông

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! ( Ba lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ………………………….

Ngụ tại ……………………………

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ………………… trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! ( Ba lạy)”.

Văn khấn ban Tam Bảo cầu tài, cầu lộc

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! ( Ba lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………

Ngụ tại ……………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………….. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! ( Ba lạy)”.

Xem thêm bài viết: XEM TUỔI XÔNG NHÀ, XÔNG ĐẤT NĂM 2019 KỶ HỢI để nắm được cách xem tuổi xông đất 2019 mới nhất, rinh lộc may trong năm 2019 này nhé.

BÌNH LUẬN: